Lịch sử Rockall

Lịch sử hòn đảo nhỏ được đề cập trong dân gian Ireland, và kể từ cuối thế kỷ thứ 16, nó đã được ghi nhận trong hồ sơ bằng văn bản, mặc dù nó có khả năng rằng một số đội đánh cá Đại Tây Dương phía bắc biết đá trước khi các tài liệu lịch sử đã được thực hiện. Trong thế kỷ 20 vị trí của các đảo đã trở thành một mối quan tâm lớn do các quyền khai thác dầu và đánh bắt cá, thúc đẩy tiếp tục cuộc tranh luận giữa một số nước châu Âu.

Chưa có ai nghĩ đến việc hợp thức hóa chủ quyền đối với tảng đá mang lại bất hạnh này. Nhưng khó ai có thể đòi chủ quyền với các vùng biển, đặc biệt, Anh cho rằng Rockall nằm không xa vùng biển của mình. Nhưng Anh không làm như vậy mãi cho tới năm 1955, khi họ cắm lá cờ lên tảng đá và lắp đèn hiệu cho cho tàu thuyền.

Tuy nhiên, sau khi đèn hiệu bị vỡ, không ai dám kéo lá cờ xuống. Anh gần như không ngó ngàng gì với việc tuyên bố quyền của họ đối với Rockall thông qua Liên Hợp Quốc. Thay vào đó, họ củng cố chủ quyền theo một cách rất "kỳ lạ". Năm 1975, hai tàu biển đã tới đây chụp ảnh trong vài giờ. 10 năm sau đó, một người lính nghỉ hưu đã sống trong một hộp gỗ tại Rockall trong 6 tuần.

Những người đầu tiên "xâm phạm chủ quyền" của Anh đối với tảng đá này là các nhà hoạt động của tổ chức "Hòa bình xanh". Ba người đã lưu lại đây trong 42 ngày để phản đối việc Anh khai thác dầu trong khu vực này. Họ tuyên bố tảng đá này là "một nhà nước toàn cầu", có tên "Đất sóng". Ai cũng có thể trở thành người dân của "nước này".

Rockall đã có thể chính thức thuộc về chủ quyền của Anh, hoặc không ai cả nếu như các nhà khoa học không tiến hành nghiên cứu để xem khu vực này có dầu không. Và dầu đã được tìm ra, theo các chuyên gia của Anh, trữ lượng dầu tại đây có thể đổ vào túi tiền của nước Anh 100 tỉ Bảng Anh. Dường như ở đó còn có cả khí đốt. Vậy là, các quốc gia khác cũng vào cuộc.

Ireland, IcelandĐan Mạch đã thách thức quyền khai thác các tài nguyên thiên nhiên và đánh bắt cá với Anh tại khu vực gần Rockall. Ireland và Iceland đã đưa ra tuyên bố tương ứng trong ủy ban liên quan của Liên Hợp Quốc. Anh cũng theo kiện. Đan Mạch cũng nhập cuộc. Dự kiến các văn bản hợp thức hóa vào năm 2014.

Liên quan